Rau dớn là loài dương xỉ mọc hoang dại, ở trong rừng rau dớn thường mọc ở khe suối, bên những tảng đá. Rau dớn vừa là một loại rau rừng đặc sắc được nhiều người ưa thích vừa là một loại thảo mộc dùng để chữa bệnh
CÂY RAU DỚN KHÔNG CHỈ LÀ MỘT LOẠI RAU ĐẶC SẢN MÀ CÒN LÀ MỘT CÂY THUỐC QUÝ, CÔNG DỤNG CHỮA VÀ PHÒNG CÁC BỆNH SAU
Chữa các bệnh phổ biến như cảm, ho, viêm họng.
Giúp máu lưu thông, giải độc và giải nhiệt trong mùa nắng nóng, chất nhầy trong lá có tác dụng nhuận trường và làm dịu đau lưng.
Rau dớn có tính mát, lợi tiểu, chống táo bón, làm ngưng các cơn đau âm ỉ do viêm đại tràng, và giúp dễ ngủ, ngủ sâu, giúp cơ thể khỏe mạnh.
Rau dớn được sử dụng làm rau ăn ở nhiều nước. Người ta lấy lá non, ngọn non dùng luộc, nấu canh, xào thịt, cũng có thể dùng ăn sống.
ỨNG DỤNG LÂM SÀNG CỦA RAU DỚN
Rau dớn cũng được sử dụng trong y học dân gian tại một vài nơi. Cụ thể, thuốc sắc từ lá rau dớn có tính chống sốt rét, được sử dụng trong chữa trị sốt rét, đau tai, đau răng, vàng da và táo bón, được phụ nữ mang thai dùng làm thuốc trong thời gian sinh đẻ để điều trị hậu sản.
Lá rau dớn non giã dập được dùng chữa ghẻ, nhọt và nhiễm trùng da của trẻ sơ sinh. Thuốc sắc từ lá lược cũng dùng để xoa vào vết thương và được sử dụng để điều trị bệnh ghẻ cóc và hạ sốt.
Thân rễ được dùng làm thuốc tẩy giun, chống côn trùng và sâu bệnh. Thân rễ giã dập cũng được dán để hạ sốt, điều trị hen suyễn, ho, đau bụng, kiết lỵ, tiêu chảy, chảy máu cam.
Ở Malaixia, người ta thường sắc nước cho phụ nữ sinh đẻ uống.
RAU DỚN ĐƯỢC SỬ DỤNG LÀM RAU ĂN Ở NHIỀU NƯỚC. NGƯỜI TA LẤY LÁ NON, NGỌN NON DÙNG LUỘC, NẤU CANH, XÀO THỊT, LÀM NỘM CŨNG CÓ THỂ DÙNG ĂN SỐNG.
Khi thu hái để làm rau ta chỉ ngắt những ngọn non cong cong như cái vòi voi, dài chừng một gang tay. Rau dớn có vị hơi nhơn nhớt, vì vậy trước khi chế biến món ăn phải chần sơ qua với nước sôi.
Rau dớn có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon từ đơn giản đến phức tạp và hương vị của nó có thể chinh phục những thực khách khó tính nhất.
Các món ăn chế biến từ rau dớn :
Rau Dớn luộc
Là món ăn đơn giản và dễ chế biến nhất của rau dớn. Tuy nhiên, món rau dớn luộc chấm với mắm cái thì không gì đậm đà và thú vị bằng.
Không nên luộc rau dớn quá chín, rau sẽ bị nhũn, mất đi hương vị của nó. Do vậy khi nước vừa sôi lên, bạn cần nhanh tay cho rau vào đảo đều rồi vớt ra ngay để ráo, lúc này rau sẽ có một màu xanh rất bắt mắt.
Là món ăn đơn giản và dễ chế biến nhất của rau dớn. Tuy nhiên, món rau dớn luộc chấm với mắm cái thì không gì đậm đà và thú vị bằng.
Không nên luộc rau dớn quá chín, rau sẽ bị nhũn, mất đi hương vị của nó. Do vậy khi nước vừa sôi lên, bạn cần nhanh tay cho rau vào đảo đều rồi vớt ra ngay để ráo, lúc này rau sẽ có một màu xanh rất bắt mắt.
Chế biến món rau dớn xào tỏi:
- Rau dớn tươi rửa sạch, chần sơ qua nước sôi và vớt ra để ráo.
- Phi tỏi giã giập với dầu ăn, khi mùi thơm bốc khói là cho số rau dớn này vào đảo đều năm phút và bắc xuống
- Có thể nêm thêm đường, bột ngọt, tương ớt, hạt tiêu, nước chanh tươi, đậu phụng rang giã giập… và gắp ra đĩa.
Rau dớn trộn tôm thịt.
Dùng tôm sông hoặc tôm biển tuỳ ý thích của mỗi người và thịt ba chỉ xắt hạt lựu ướp với hành tím băm nhỏ, nước mắm, bột ngọt, tiêu trộn đều lên khoảng vài phút. Sau đó phi hành lên thật thơm rồi cho tôm, thịt vào xào chín. Rau dớn trước khi trộn cũng cần luộc sơ qua. Khi tôm thịt đã chín và thấm đều gia vị, cho rau vào chảo đảo đều. Trước lúc mang lên bàn ăn, để món rau rừng thêm hấp dẫn và thơm ngon hơn, rắc lên trên bề mặt ít lạc rang giã dập.
Dùng tôm sông hoặc tôm biển tuỳ ý thích của mỗi người và thịt ba chỉ xắt hạt lựu ướp với hành tím băm nhỏ, nước mắm, bột ngọt, tiêu trộn đều lên khoảng vài phút. Sau đó phi hành lên thật thơm rồi cho tôm, thịt vào xào chín. Rau dớn trước khi trộn cũng cần luộc sơ qua. Khi tôm thịt đã chín và thấm đều gia vị, cho rau vào chảo đảo đều. Trước lúc mang lên bàn ăn, để món rau rừng thêm hấp dẫn và thơm ngon hơn, rắc lên trên bề mặt ít lạc rang giã dập.
Nộm rau dớn
Để làm được món nộm rau dớn vừa ngon, vừa mang hương vị đặc trưng của dân tộc vùng cao, người ta thường chỉ hái những ngọn rau dớn cong non, là bánh tẻ, sau đó rửa sạch, phơi nắng cho tái. Tiếp đó cho rau dớn vào chõ xôi bằng gỗ để đồ, sau khoảng thời gian 20 phút. Để rau chín và giữ được màu xanh. Ở công đoạn này, nhất thiết rau dớn phải đồ chứ không nên luộc để giữ vị bùi bùi, ngọt ngọt của món nộm. Khi rau đã đồ chín, bỏ rau vào bát to, cho rau thơm, ớt, gừng, tỏi, nước chanh tươi, mì chính và muối trắng trộn đều. Để khoảng 5 phút cho ngấm gia vị, sau đó cho lạc rang giã nhỏ vào là có thể ăn ngay được. Món nộm rau dớn khi ăn sẽ cảm nhận được mùi thơm đặc trưng của các loại rau, vị bùi của rau dớn, vị chua ngọt xen lẫn một chút vị cay của ớt.
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.